loading

Bệnh Tay Chân Miệng ở Trẻ Em

Ngày đăng 2022-05-27

1/. Bệnh tay chân miệng là gì ?

- Bệnh tay chân miệng (tên tiếng anh là HFMD – Hand, foot and mouth disease) là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, biểu hiện đặc trưng bởỉ: Sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng bóng nước, xuất hiện tập trung ở: lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông hoặc các vị trí khác. Đặc điểm của các sang thương da này là thường không ngứa, không đau và đa số không để lại sẹo khi lành.

Nguồn ảnh: Internet

- Bệnh thường gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, một số ít ở người trưởng thành. Bệnh thường xảy ra quanh năm, nhưng bùng phát cao điểm là khoảng tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12. 

- Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, tự khỏi.Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có diễn biến nhanh, nặng có thể đưa đến tử vong do các biến chứng: Viêm não, Viêm màng não, Suy hô hấp, Viêm cơ tim. Chính vì vậy, phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến việc phát hiện bệnh sớm, cho con đi khám bệnh tại các cơ sở y tế, tuân thủ các hướng dẫn điều trị, chăm sóc và theo dõi các dấu hiệu bệnh nặng cảnh báo, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho trẻ.

2/. Nguyên nhân gây bệnh là gì ?

    Nhóm virus gây bệnh là virus đường ruột, Hai tác nhân thường găp nhất là virus Coxsackievirus A16 (A16) và Enterovirus 71 (EV71). A16 gây bệnh nhiều hơn nhưng bệnh thường diễn tiến nhẹ, ít biến chứng và thường tự khỏi, EV 71 tuy ít gặp hơn A 16 nhưng gây bệnh nặng hơn, biến chứng nguy hiễm hơn, có thể gây tử vong.

3/. Bệnh tay chân miệng có lây không ? Lây qua đường nào ?

- Bệnh có khả năng lây lan nhanh qua đường tiêu hóa và hô hấp, qua tiếp xúc với:

     * Dịch tiết mũi họng (nước bọt, nước mũi, đờm, …)

     * Dịch tiết từ các mụn nước.

     * Các giọt hô hấp bắn vào không khí sau khi ho hay hắt hơi.

     * Chất thải từ cơ thể người bệnh (chẳng hạn như phân).

     * Tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm virus từ người bệnh như đồ chơi, tay nắm cửa
        rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.

     * Tiếp xúc qua bàn tay bạn bè, người chăm sóc trẻ.

- Do lây truyền nhanh nên bệnh tay chân miệng rất dễ bùng phát thành dịch lớn. Khi có trẻ mắc bệnh, nếu không có những biện pháp phòng tránh và chữa trị kịp thời, những trẻ xung quanh sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao.

Nguồn ảnh: Internet

4/. Làm sao phát hiện bệnh sớm ?

    Trẻ có những biểu hiện sau: trẻ quấy, bỏ ăn, miệng nhiều nước miếng, có tiếp xúc với trẻ bị tay chân miệng. Dấu hiệu bóng nước ở miệng, lòng bàn tay, chân, gối, mông, khủyu.

5/. Triệu chứng báo hiệu bệnh nặng:

- Sốt cao trên 39°C, sốt cao khó hạ hay sốt hơn 2 ngày.

- Giật mình chới với: Lúc bắt đầu giấc ngủ hay vừa nằm xuống (phụ huynh nên học
  cách phát hiện triệu chứng này)
.

- Run chi, run người.

- Đi loạng choạng.

- Yếu tay chân.

- Thở mệt.

- Nôn ói nhiều.

- Kích thích quấy khóc liên tục.

Nguồn ảnh: Internet

6/. Triệu chứng bệnh rất nặng: Thở mệt, da nổi bông, vả mồ hôi lạnh, hôn mê, …

7/.  Điều trị:

- Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị triệu chứng và chăm sóc hỗ trợ là chủ yếu.

- Đa số trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường sẽ có khả năng tự hồi phục trong vòng
  7-10 ngày, ngoại trừ những trường hợp có kèm biến chứng nặng.

- Khoảng 90% trẻ được theo dõi và điều trị tại nhà. Đối với trẻ mắc bệnh tay chân miệng
  thể nhẹ có thể được điều trị và chăm sóc tại nhà theo chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên cần
  đi tái khám theo hẹn để kịp thời phát hiện biến chứng. Việc chăm sóc trẻ đúng cách sẽ
  giúp cho quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất, giảm thiểu tối đa nguy cơ gây ra
  những biến chứng nguy hiểm.

- Các lưu ý trong chăm sóc trẻ tại nhà như sau:

    - Cách ly: Không đi học, không đến chổ đông người trong 10 ngày.

    - Cho trẻ ăn thức ăn mềm hoặc lỏng.

    - Giảm đau, hạ sốt.

    - Đảm bảo uống đủ nước.

    - Tắm rữa vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng.

    - Không tự ý cho bé uống kháng sinh nếu không được hướng dẫn của bác sĩ.

    - Thường xuyên theo dõi phát hiện các dấu hiệu nặng.

    *Khám ngay khi có các dấu hiệu cảnh báo có thể bệnh nặng.

    *Nhập viện ngay khi có dấu hiệu nặng hay rất nặng.

8/. Làm gì để phòng bệnh tay chân miệng:

  • Thường xuyên rửa sạch bàn tay của trẻ bằng nước và xà phòng.
  • Người lớn cũng phải rửa tay đặc biệt trước khi về đến nhà, trước khi tiếp xúc với trẻ
  • Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng.
----------------------------------------

TƯ VẤN VÀ ĐẶT LỊCH KHÁM

  • Đăng ký Khám qua Hotline: 028.39.109.888
  • Đăng ký Khám qua Email: info-clinic@aih.com.vn
  • Đăng ký Khám tại Website: aihclinic.vn 
  • Hoặc đến trực tiếp địa chỉ AIH Clinic: 79 Điện Biên Phủ, P. Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh, Việt Nam


Bài viết liên quan

Hiển thị tất cả kết quả cho ""
ĐẶT LỊCH KHÁM