loading

Bảo Vệ Trẻ Khỏi Bệnh Tiêu Chảy Mùa Hè

Ngày đăng 2022-04-14

Như mẹ đã biết, mùa hè là thời điểm các vấn đề về đường ruột luôn rình rập “ghé thăm” bé yêu của mẹ. Đôi bàn tay nhỏ tinh nghịch, thích chạm vào mọi thứ, hệ tiêu hóa của con còn non nớt, thực phẩm dễ bị hư hỏng trong mùa hè do chưa được bảo quản đúng cách. Đó là những nguyên nhân khiến trẻ có nhiều nguy cơ bị tiêu chảy hơn trong những ngày nắng nóng. Vậy ba mẹ cần lưu ý những gì để phòng bệnh cho con, hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ tìm hiểu ngay nhé!

10 lời khuyên giúp bảo vệ con khỏi bệnh tiêu chảy:

- Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên và đúng cách, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi xử lý thực phẩm hoặc chạm vào bát, đĩa. Trên thực tế, tiêu chảy có thể do tiếp xúc với virus, vi khuẩn và ký sinh trùng. Ba mẹ hay người chăm sóc trẻ nên rửa tay, khử trùng tấm lót sau mỗi lần thay tã.

- Chế độ ăn uống cân bằng: Khẩu phần ăn nên chứa đầy đủ các nhóm tinh bột, chất xơ, protein và chất béo. Nên ưu tiên sử dụng dầu ô liu, giảm muối, tăng cường rau củ quả, trái cây, tránh thức ăn cay cho trẻ nhỏ.

- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Giúp trẻ uống nhiều nước giúp giảm nguy cơ mất nước và đào thải các chất độc, nhiễm trùng trong cơ thể. Tránh đồ uống có chứa caffein, có ga hoặc có đường.

- Vệ sinh trong chế biến thức ăn: Khi chuẩn bị bữa ăn, việc xử lý và chế biến thực phẩm hợp vệ sinh là điều quan trọng và cần phải hết sức chú ý, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức.

- Bảo quản thực phẩm đúng cách: Trữ thực phẩm dễ hỏng trong tủ lạnh / tủ đông. Nên tránh ăn thịt, salad và nước sốt đã để ở nhiệt độ phòng hơn 2 giờ. Thực phẩm không được bảo quản (hoặc chưa được xử lý) tốt có thể trở thành nguồn lây nhiễm.

- Chú ý đến nguồn gốc của thực phẩm: Tốt nhất, ba mẹ không nên cho trẻ ăn thức ăn tại các cửa hàng, quán bên đường hay mua thức ăn không rõ nguồn gốc từ những người bán hàng rong.

- Không ăn thức ăn chưa nấu chín: Hãy nấu kỹ thức ăn, đặc biệt là thịt và trứng, tránh sử dụng nước sốt làm từ trứng sống. Ngoài ra, không nên ăn hải sản sống hoặc tái.

- Không dùng thuốc kháng sinh trừ khi có chỉ định rõ ràng của bác sĩ. Những loại thuốc này làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột và do đó có thể dẫn đến nhiễm trùng cấp tính, nguyên nhân gây tiêu chảy.

- Cẩn thận với hồ bơi và các nguồn nước tù đọng. Nước có thể bị nhiễm virus gây tiêu chảy. Vì vậy, ba mẹ hãy cho trẻ đi tắm lại ngay sau khi bơi, không cho trẻ đi bơi trong vài tuần sau khi bị tiêu chảy để tránh lây nhiễm cho người khác.

 

 

Tiêu chảy là một hình thức tự vệ, cho phép cơ thể đào thải các chất độc hoặc có hại, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc chất thải thực phẩm không tiêu hóa được. Nếu trẻ chỉ đi ngoài một hay hai lần, ba mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ đi ngoài nhiều lần, kèm theo các dấu hiệu dưới đây, ba mẹ cần kịp thời đưa con đến cơ sở y tế để được điều trị:

  • Tim đập nhanh (> 100 / phút)
  • Có dấu hiệu mất nước: môi khô, niêm mạc miệng khô, khóc không có nước mắt…
  • Mắt trũng sâu
  • Mắt trũng sâu

----------------------------------------

TƯ VẤN VÀ ĐẶT LỊCH KHÁM

  • Đăng ký Khám qua Hotline: 028.39.109.888
  • Đăng ký Khám qua Email: info-clinic@aih.com.vn
  • Đăng ký Khám tại Website: aihclinic.vn 
  • Hoặc đến trực tiếp địa chỉ AIH Clinic: 79 Điện Biên Phủ, P. Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh, Việt Nam

 


Bài viết liên quan

Hiển thị tất cả kết quả cho ""
ĐẶT LỊCH KHÁM